Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Trong khi thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán đã tương đối phát triển, thì thị trường trái phiếu vẫn phát triển chậm chạp.
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu về bức tranh toàn cảnh của thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, trình độ phát triển vẫn ở mức sơ khởi. Theo các chuyên gia, cần tái cấu trúc thị trường để tận dụng tốt cơ hội khi kinh tế vĩ mô cả trong và ngoài nước lấy lại đà tăng trưởng nhanh, bền vững.
Tiềm năng lớn nhưng chưa hấp dẫn
Theo con số thống kê mới đây của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), quy mô của thị trường trái phiếu (TTTP) Việt Nam hiện ở mức 15,1% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước mới nổi Đông Á trung bình là 51,43%. Nhìn vào con số này rất dễ để nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường nước ta là rất lớn. Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi nhiều nước như Thái Lan, Hàn Quốc... đã phải tìm cách kiểm soát dòng vốn nóng đổ vào để phù hợp với khả năng hấp thụ nhằm đề phòng gây bất ổn kinh tế vĩ mô thì dòng vốn này dường như vẫn chưa mặn mà với thị trường Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng có một số nguyên nhân căn bản dẫn đến thị trường vốn Việt Nam chưa hút được dòng vốn này. Nếu nhìn tổng thể, tuy các chỉ số vĩ mô cơ bản năm 2010 của Việt Nam khá tốt, nhưng nếu đi sâu phân tích các chỉ tiêu về lạm phát, cán cân xuất nhập khẩu (XNK), tỷ giá... thì nền kinh tế Việt Nam có một số điểm chưa thuận lợi cho các nhà đầu tư so với các nền kinh tế trong khu vực. Khi đồng nội tệ của hầu hết các nước trong khu vực đều lên giá so với USD, thì VND có xu hướng ngược lại. Thêm vào đó, tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu ổn định, lạm phát cao làm cho lãi suất chịu áp lực tăng lên, cán cân XNK tiếp tục mất cân đối...
Trong khi TTTP gắn rất chặt với diễn biến kinh tế vĩ mô, nên những yếu tố trên phần nào làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào TTTP nói riêng, thị trường vốn nói chung. Nhìn lại TTTP năm 2010, ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký VBMA cho rằng, năm 2010 cũng được xem là năm TTTP sơ cấp đã đạt được những kết quả khả quan với gần 110.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) được huy động và 47.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (DN). Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối tháng 12/2010 là 15,3 tỷ USD tương đương 321.000 tỷ đồng. Cụ thể, TPCP chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng giá trị TTTP, trong đó hơn 76% các trái phiếu đang lưu hành có kỳ hạn dưới 5 năm. Hiện có khoảng trên 450 mã TPCP đang lưu hành. Tuy nhiên dưới góc nhìn của một chuyên gia nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, ông Quỳnh cho rằng sở dĩ quy mô vốn từ phát hành trái phiếu chỉ tương đương 15,1% GDP vì hoạt động còn thiếu nhiều chuẩn mực.
Hiện nay trên TTTP, hầu hết tập trung ở TPCP, trong đó, trái phiếu chính quyền địa phương giữ một tỷ trọng thấp. Còn đối với trái phiếu DN thì cũng chỉ có một số tổng công ty, DN lớn của Nhà nước phát hành, còn DN quy mô vừa và nhỏ chưa thể phát hành. Ông Quỳnh chia sẻ, ở nước ngoài, họ phát hành lô lớn ở một số kỳ hạn nhất định 3 - 5 - 7 - 10 hay 15 năm và mặc dù ngày phát hành khác nhau nhưng ngày đến hạn luôn khớp với nhau.
Ngoài ra, lãi suất trái phiếu nước ngoài luôn thống nhất ở một mức giá nào đó và khi phát hành các đợt mới, họ chỉ đấu giá trái phiếu tại thời điểm thực tế. Như vậy, lượng hàng hóa trên thị trường rất tập trung và ít loại trái phiếu nên giao dịch rất thuận lợi. Trong khi đó, Việt Nam có hơn 500 loại trái phiếu, lại phát hành thành nhiều lô nhỏ, ngày phát hành khác nhau, ngày đến hạn khác nhau. Do vậy, nhiều khi một nhà đầu tư mua một lô trái phiếu và giữ rịt lại, lập tức chúng không thể giao dịch được cho đến khi đến hạn thanh toán. Thực tế này không chỉ làm cho tính thanh khoản của thị trường thấp mà còn khó hình thành đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường vốn.
Gỡ rào cản để phát triển
Thời điểm hiện tại, thị trường TPCP chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng giá trị TTTP, trong khi đó trái phiếu DN vẫn chỉ là “cuộc chơi” của một số tổng công ty, DN lớn của Nhà nước. Theo thống kê của VBMA, 2 năm trở lại đây có khoảng trên 100 DN phát hành trái phiếu và giá trị trái phiếu phát hành thành công là trên 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2010, tỷ lệ phát hành thành công trái phiếu DN còn ở mức khiêm tốn.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nhiều năm trước, DN không vay vốn ngân hàng thì không biết vay ở đâu. Điều này đã tạo sức ép cầu vốn ở nhiều kỳ hạn khác nhau lên ngân hàng. Trong khi đó, bản chất hoạt động của ngân hàng, kể cả ở các nước phát triển, phần lớn vốn huy động chỉ ngắn hạn do tâm lý người dân không muốn gửi các kỳ hạn dài. Trong khi đó, nếu phát hành trái phiếu, DN vừa huy động được vốn với số lượng lớn mà giá vốn cố định trong suốt thời gian dài. Do đó, DN có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hơi, không lo chi phí vốn biến đổi theo thị trường như vay ngân hàng và không lo mất quyền kiểm soát.
Điều dễ nhận thấy là TTTP chính là một kênh huy động vốn rất hiệu quả cho nền kinh tế nói chung và các DN nói riêng. Tuy nhiên, do TPCP gắn chặt với những biến động kinh tế vĩ mô nên kinh tế vĩ mô gặp khó khăn thì rất khó để có thể giữ chân nguồn vốn nước ngoài. Điều này đã được chứng minh ở thời điểm năm 2008, khi kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, nhà đầu tư nước ngoài, một phần vì muốn bảo toàn vốn cho công ty mẹ, một phần vì kinh tế vĩ mô Việt Nam gặp khó khăn, đã bán tháo một lượng trái phiếu rất lớn để rút khỏi thị trường Việt Nam. Lập tức, giá trái phiếu rất rẻ, “Yield” (lợi tức thu được sau mỗi lần chuyển nhượng) giảm tới 20% và hình ảnh thị trường tài chính Việt Nam bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Thời điểm đó, Diễn đàn TTTP Việt Nam đã phối hợp với các bên liên quan và đại diện hãng tin Bloomberg tổ chức buổi đối thoại với mục đích giúp các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn tình hình TTTP Việt Nam.
Từ những diễn biến thực tế của thị trường cũng như những bài học được rút ra sau mỗi biến động của kinh tế vĩ mô, VBMA đã đưa ra những giải pháp để thúc đẩy thị trường phát triển ổn định trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước. Theo đó thị trường cần được điều hành bởi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm từ các chủ thể, quy tắc ứng xử, đạo đức. Về cơ bản, chủ thể tham gia thị trường phải có người phát hành; nhà đầu tư; các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành; nhà môi giới; các nhà cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm... và đặc biệt là vai trò của Nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, Nhà nước cũng là một chủ thể và chấp nhận luật chơi của thị trường mới bán được trái phiếu. Nếu phát hành một lượng hàng mà bị người mua không cất giữ nhưng Nhà nước lại không tìm hiểu lý do, đồng thời phó mặc cho “hàng hóa” bị bán tháo với giá rẻ như từng xảy ra vào năm 2008 thì sau này muốn bán tiếp cũng rất khó khăn.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, ngoài những yếu tố về kinh tế vĩ mô, các nhà đầu tư nước ngoài thường đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận trước khi đưa ra quyết định giải ngân vào bất kỳ TTTP nào. Ngoài yếu tố này, điều nhà đầu tư quan tâm và so sánh khi lựa chọn thị trường đầu tư là mức độ an toàn xét trên góc độ xếp hạng tín nhiệm, mức độ phát triển của thị trường về quy mô giao dịch, khả năng thanh khoản, cơ sở hạ tầng giao dịch, hệ thống pháp lý và chi phí kinh doanh có cạnh tranh không? Vì vậy, muốn tăng khả năng cạnh tranh để thu hút nhà đầu tư thì cùng với nỗ lực thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế phát triển đi vào chiều sâu, chúng ta cần nghiên cứu xây dựng một chiến lược phát triển TTTP tổng thể với lộ trình và mục tiêu ưu tiên cụ thể. Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, để có một TTTP phát triển và bền vững cho dù tình hình kinh tế thế nào đi chăng nữa thì thông thường Chính phủ nên duy trì mức phát hành trái phiếu mới của mỗi năm khoảng 15% GDP. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu chưa hẳn là nhằm mục đích huy động vốn mà nhằm tạo ra một chất xúc tác giúp thị trường phát triển và từ đó giúp cho thị trường tài chính phát triển có chiều sâu.
Dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, TTTP Việt Nam còn rất tiềm năng do dư địa cho thị trường phát triển còn lớn. Bên cạnh đó, tới đây Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020, trong đó sẽ chú ý hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ cấu lại thị trường nợ và thị trường vốn, cơ cấu lại tổ chức tham gia thị trường và tăng cường giám sát thị trường... Đây sẽ là những tín hiệu vui cho thị trường vốn nói chung và TTTP Việt Nam nói riêng trong giai đoạn tới.
(Báo tin tức)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.